Chống thấm sàn tầng hầm

Chống thấm tầng hầm giúp tường hầm hạn chế triệt để những rủi ro từ kết cấu công trình, giảm tuổi thọ, tính bền vững của tầng hầm và công trình khác.

      Chống thấm là phương pháp khó khăn hơn bao giờ hết vì không giống như hạng mục chống thấm nhà trần nhà, sàn mái. Tường tầng hầm nằm ngầm dưới đất, nơi chịu tác động của các mạch nước ngầm, nâng đỡ tải trọng công trình. Chống thấm tường tầng hầm bản chất là chống nước từ dưới nền lên trên và ngầm từ ngoài tường vào trong. Việc chống thấm là từ mọi hướng trong tầm hầm. Vậy giải pháp nào trong trường hợp này là tối ưu nhất?

1. Nguyên nhân nào khiến tầng hầm bị thấm? Cách chống thấm tầng hầm?

      Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tầng hầm bị thấm và cần đến kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm:

        – Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm. Thường thì trong bản hồ sơ thiết kế, quy trình chống thấm thường không rõ ràng, hầu hết là khi đổ bê tông xong thì mới chống thấm, chính vì thế đa số các công trình thường khi đổ xong thì phải xử lý chống thấm lại, việc này thường gây tốn kém và việc xử lý mang tính chất đối phó để nghiệm thu chứ không xử lý triệt để.

        – Nguyên nhân thứ hai là do Nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm. Đồng thời khi đổ bê tông các vị trí mạch ngừng và khe co giãn nhà thầu gây ra lỗi nên các vị trí này thường xuyên bị thấm.

        – Nguyên nhân thứ ba đó là khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm tầng hầm thường là các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó.

Hotline: 0904.179.345 – 09.123.899.22

Các vị trí gây thấm tầng hầm:

– Thấm mạch ngừng: đây là vị trí mà hầu hết các công trình thường xuyên gặp phải, do việc đổ bê tông không liên tục, đồng thời phải kể đến kỹ thuật đổ bê tông gặp lỗi, đá sỏi lắng xuống làm rỗng mạch ngừng, hoặc do vị trí mạch ngừng không lắp đặt các băng cản nước, gioăng trương nở.

– Thấm khe co giãn, khe nhiệt: với khe co giãn bê tông, cũng do việc đổ ghép bê tông nên tạo ra các khe để bê tông thở, vì thế nước cũng thường xuyên thấm qua vị trí này.

– Thấm sàn và vách tầng hầm do nứt, rỗ bê tông: việc nứt sàn bê tông và vách bê tông cũng thường xuyên xảy ra, với nhiều các lý do khác nhau liên quan đến kết cấu không ổn định, việc ép tiến độ nên nhà thầu đổ gấp và sử dụng phụ gia tháo dỡ ván khuôn nhiều, do kỹ thuật đổ bê tông,…

2. Các phương pháp chống thấm tầng hầm thuận

      Trước khi áp dụng các phương pháp chống thấm tầng hầm, bề mặt thi công phải được chuẩn bị vệ sinh sạch sẽ:

        – Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt.

        – Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.

        – Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.

        – Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

2.1 Phương pháp sử dụng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh

      Quy trình chống thấm tầng hầm:

      Bước 1: Quét lớp tạo dính

        – Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).

        – Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.

      Bước 2: Lựa chọn dán màng chống thấm Bitum trong các phương pháp chống thấm tầng hầm

        – Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.

        – Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.

        – Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với màng dán nguội – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.

        – Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.

        – Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

 Bước 3: Những điểm cần chú ý khi chống thấm tầng hầm nhà cao tầng

        – Tại vị trí chồng mép. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.

        – Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.

        – Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.

        – Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.

Hotline: 0904.179.345 – 09.123.899.22

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *